Vận chuyển khoai lang sang Trung Quốc có khó không?
Là một trong những loại nông sản được xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất của Việt Nam, các tiêu chuẩn gửi hàng khoai lang được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất khoai lang chú ý tới. Cùng với đó là những băn khoăn về tình hình vận chuyển khoai lang sang Trung Quốc thời điểm hiện tại. Bình Dương Logistics sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này nhé!
Tình hình vận chuyển khoai lang sang Trung Quốc hiện nay
Chủng loại khoai lang được trồng chủ yếu để nhập sang Trung Quốc ở nước ta chủ yếu là khoai lang tím Nhật. Nó chiếm đến hơn 80% diện tích, và thị trường tiêu thụ chủ yếu chính là Trung Quốc. Theo ước tính, mỗi ngày có từ 100 đến 200 tấn khoai được các thương lái thu mua để xuất khẩu. Hiện nay, sản lượng tiêu thụ cũng là loại khoai lang tím nhất với mức giá bán tại ruộng vào khoảng 420.000 đến 450.000/ tạ. Thậm chí còn có một số người Trung Quốc đến tận các khu vực trồng khoai ở nước ta để đặt hàng với các hộ nông dân.
Khoai lang hiện đang là một trong những loại cây trồng chủ lục của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Điều đáng nói là từ khi gửi hàng khoai lang chính ngạch sang thị trường Trung Quốc giá của những củ khoai lang đã trở nên ổn định và tăng cao hơn. Ngoài ra, nhờ vào các biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong khâu chọn giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nên năng xuất cũng được cải thiện. Trừ tất cả chi phí bà con vẫn có thể thu về 18 – 25 triệu đồng/ha.
Theo thông tin ghi nhận, nhằm giúp cho mặt hàng khoai lang của tỉnh có thể phát triển một cách ổn định hơn. Thực tế, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đã đề nghị với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến với các bộ ngành liên quan đàm phán với các phía bên Trung Quốc để đưa khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.
Những lưu ý khi vận chuyển xuất khẩu khoai lang sang Trung Quốc
Sản phẩm khoai lang phải đáp ứng truy xuất nguồn gốc, đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt và cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, xử lý kiểm dịch thực vật,…
Danh sách các loài sinh vật gây hại (đối tượng kiểm dịch thực vật) mà Trung Quốc quan tâm gồm:
- Streptomyces ipomoeae, Pythium splendens, Pratylenchus brachyurus, Longidorus sản phẩm, Meloidogyne arenaria, Meloidogyne incognita, Meloidogyne javanica.
Về vùng trồng:
- Nhà vườn phải phải áp dụng tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP,…
- Tổ chức điều tra giám sát các loài sinh vật gây hại mà GACC quan tâm.
- Vùng trồng khoai lang phải có biện pháp kiểm soát hiệu quả nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm sinh vật gây hại; theo dõi và kiểm soát sinh vật gây hại được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn.
- Nhà vườn phải lưu giữ hồ sơ về giám sát và phòng trừ sinh vật gây hại, hồ sơ này sẽ được chuyển GACC khi có yêu cầu.
Về cơ sở đóng gói:
- Khu vực đóng gói phải sạch sẽ, vệ sinh và nền phải cứng; ngay sau khi đóng gói phải bảo quản ở khu vực riêng biệt.
- Khoai lang sau thu hoạch phải rửa bằng nước 2 lần nhằm loại bỏ tạp chất và thực hiện các biện pháp đảm bảo rằng khoai lang không có các loại côn trùng sống, đất, tàn dư thực vật như thân rễ, lá… đặc biệt là không có các đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm.
- Cơ sở phải áp dụng các biện pháp hiệu quả để kiểm soát sinh vật gây hại khác, như bố trí bẫy bọ cánh cứng và mọt để tránh lây nhiễm trong quá trình đóng gói…
Về kiểm dịch thực vật:
- Yêu cầu trước khi xuất khẩu khoai lang phải tiến hành lấy mẫu 2% mỗi lô hàng, lấy ít nhất 60 củ để gọt vỏ, cắt củ trong quá trình kiểm tra phân tích giám định mẫu trong phòng thí nghiệm.
- Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm còn sống, còn lá hoặc đất thì lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và doanh nghiệp xuất khẩu cũng như vùng trồng khoai lang liên quan sẽ bị tạm dừng xuất khẩu.
Đọc thêm: Vận chuyển khoai tây đi Ấn Độ nhanh chóng
Đọc thêm: Cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh đi Mông Cổ